KẾT QUẢ CUỘC THI “WASTE INTO ART 2021: PLASTIC INTO CREATIVE – BIẾN RÁC THẢI NHỰA THÀNH SÁNG TẠO”

Trong bối cảnh các đô thị lớn tại Việt Nam đang đối mặt với vấn đề về rác thải, đồng thời hưởng ứng sự kiện Hà Nội tham gia vào mạng lưới “Các thành phố sáng tạo UNESCO” và và tiếp nối thành công từ những cuộc thi trước với mong muốn lồng ghép các kiến thức bảo vệ môi trường vào trong quá trình đào tạo, Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng, Quỹ AIF – Quỹ đổi mới và sáng tạo Kiến trúc, UNESCO, cùng sự đồng hành của Đại sứ quán Anh, Đại sứ quán Italia, công ty XMA và đơn vị truyền thông Tạp chí Kiến trúc, Kiến Việt đã phát động cuộc thi “WASTE INTO ART 2021: “WIA 2021 – PLASTIC INTO CREATIVE – BIẾN RÁC THẢI NHỰA THÀNH SÁNG TẠO”. Cuộc thi được chính thức khởi động từ ngày 12/07/2021 và thu bài ngày 10/10/2021, với hai khối thi: Khối Không chuyên dành cho các bạn sinh viên và Khối Bán chuyên dành cho các nhà thiết kế trẻ dưới 35 tuổi.

Sau gần ba tháng phát động trên quy mô toàn quốc, mặc dù tình hình dịch bệnh diễn ra rất phức tạp và có nhiều khó khăn trong việc tổ chức cuộc thi cũng như điều kiện làm bài, Ban Tổ chức vẫn nhận được rất nhiều phương án dự thi của các sinh viên (SV), nhóm SV từ nhiều cơ sở đào tạo kiến trúc trải dài từ Bắc đến Nam của đất nước. Những phương án dự thi đều rất chất lượng, thể hiện được sự đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng về nhiều mặt của các nhóm. Điều này chứng tỏ đề tài về bảo vệ môi trường và tái chế rác thải nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ.

Chiều ngày 13/11/2021, buổi chấm chung khảo Cuộc thi đã diễn ra với sự tham dự của Hội đồng giám khảo bao gồm 14 chuyên gia, các nhà thiết kế, doanh nghiệp kiến trúc và xây dựng, cũng như các hội đoàn xã hội uy tín trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực chuyên môn có liên quan tham dự. Để có thể chọn ra những thiết kế tốt nhất, hợp lý nhất và khả thi nhất đáp ứng với yêu cầu của đề bài, Hội đồng giám khảo cũng đã đề ra 5 tiêu chí chấm thi:

Microsoft Word – 08 _WIA2021_Thông cáo báo chí.docx

  1. Yếu tố sáng tạo, thẩm mỹ – ý tưởng, nội dung thiết kế cũng như hình thức thể hiện;
  2. Yếu tố sáng tạo công nghệ – kỹ thuật – giải pháp ứng dụng công nghệ cao vào ý tưởng thiết kế;
  3. Yếu tố sử dụng vật liệu hiệu quả – Nghiên cứu trên vật liệu và công nghệ để có giải pháp xử lý rác thải nhựa và bảo quản sản phẩm sau khi lắp đặt một cách tối ưu;
  4. Yếu tố ảnh hưởng và bền vững – có chứa đựng thông điệp có ý nghĩa, tạo hiệu ứng lan toả trong cộng đồng; thể hiện khả năng tái sử dụng linh hoạt với vòng đời bền vững, đáp ứng nhu cầu của con người và môi trường;
  5. Yếu tố khả thi – khả năng hiện thực hóa thiết kế và nhân rộng, ứng dụng tốt cho giai đoạn workshop.

Ban Tổ chức đã tiến hành sơ loại và lựa chọn 26 bài thi phù hợp với các tiêu chí đã đề ra và có hình thức thể hiện tốt để vào vòng Chung khảo. Tại đây, Hội đồng Giám khảo tiến hành 2 vòng chấm điểm chính thức: (1) Vòng 1 Chấm độc lập, từ 26 bài thi đã qua vòng sơ khảo, Hội đồng chọn 10 bài thi phù hợp nhất để vào chung kết (2) Vòng 2 Chấm hội đồng, từ 10 bài thi được lựa chọn từ vòng 1, Hội đồng tiếp tục chấm điểm, nhận xét, thảo luận sâu và lựa chọn bài thi cho các giải thưởng chính thức cũng như mở rộng. Do chất lượng các bài dự thi năm nay khá đồng đều nên cũng gây khó khăn cho việc lựa chọn của Hội đồng giám khảo, do đó ngoài 2 vòng chính, Hội đồng giám khảo đã phải tiến hành các biểu quyết bổ sung nhằm lựa chọn bài thi có chất lượng phù hợp nhất với các tiêu chí của cuộc thi.

Sau cùng, Hội đồng giám khảo đã thống nhất lựa chọn được 04 giải chính thức như sau:

Khi Không chuyên

1 giải Nhất : Phương án KITE PAVILION (mã số TT296)

1 giải Nhì : Phương án REMIND PAVILION (mã số MR162)

1 giải Ba: Phương án HONEYCOMB STRUCTURE (mã số HA123)

Khối Bán Chuyên

1 giải Nhất: Phương án THE BOTTLE CHAPEL (mã số MK111)

Đáng chú ý, trong quá trình chấm giải, đại diện các tổ chức và doanh nghiệp tham gia được mời tham gia Hội đồng giám khảo cũng tìm được cho mình những bài thi chất lượng theo các tiêu chí riêng và quyết định trao thêm 04 giải thưởng mở rộng như sau:

  1. 01 giải Công nghệ (do công ty Cubic Architects và văn phòng kiến trúc XMA trao tặng) thuộc về phương án: BOTTLES ART PAVILION (mã số DD111)
  2. 01 giải Giải hiện thực hoá ý tưởng (do Công ty CP Thiết kế & Truyền thông Kiến Việt trao tặng) thuộc về phương án KITE PAVILION (mã số TT296)
  3. 01 giải Weplay (do nhóm WEPLAY trao tặng) thuộc về phương án CORAL SHAPE (mã số AT043)
  4. 01 giải TTAs & Weplay (do công ty tư vấn Kiến trúc Xây Dựng TTAs và nhóm WEPLAY trao tặng) thuộc về phương án KITNE-PLASTIC (mã số BM888)

Nhận xét về cuộc thi, Ngài Paolo EPIFANI – Phó Đại sứ, Trưởng phòng Chính trị, văn hoá và báo chí – Đại sứ quán Ý tại Hà Nội nói rằng : “ Đây là một thời điểm cần nâng cao ý thức của mọi người về những vấn đề liên quan đến rác thải. Chúng ta đều cần có những hành động nào đó để chung tay bảo vệ môi trường. Rất vinh dự cho tôi khi được tham gia vào một buổi chiều ý nghĩa như thế này. Tôi đã đánh giá các bài thi thông qua yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt là yếu tố tương tác giữa con người với công trình. Bởi chính sự tương tác ấy sẽ giúp tăng nhận thức của con người về rác thải và xử lý rác thải”.

Giải Nhất khối Không chuyên – Phương án KITE PAVILION (mã số TT296) của nhóm sinh viên Đỗ Minh Tú, Bùi Thanh Tùng – Đại học Kiến trúc Hà Nội

Ban Giám khảo đã đánh giá rất cao phần trình bày của phương án đoạt giải Nhất TT296. Nhóm thí sinh đã thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng, logic trong hướng tiếp cận và phát triển ý tưởng cũng như truyền đạt và lan toả thông điệp. Phương án được đánh giá là có tính khả thi cao, có khả năng biến đổi linh hoạt với các tạo hình và bối cảnh khác nhau. Bên cạnh cơ hội được tham gia vào workshop và nghiên cứu phát triển phương án thực tế, nhóm đã xuất sắc dành thêm giải phụ cho do Công ty CP Thiết kế & Truyền thông Kiến Việt trao tặng.

Giải Nhì khối Không chuyên – Phương án REMIND PAVILION (mã số MR162) của sinh viên Phan Đăng Hồng Phúc – Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Cùng đồng tình với Ngài Phó đại sứ, bà Trần Thị Ngọc Hân – đại diện từ văn phòng UNESCO Hà Nội về các bài thi : “ Tôi rất thích phương án MR162, phương án này đã tính đến sự tương tác giữa con người với dự án, có quan tâm đến vòng đời của sản phẩm khi mà những kết cấu còn lại dùng làm chậu cây hay ghế ngồi. Đó là một tư duy đúng đắn và bền vững”.

Giải Ba khối Không chuyên – Phương án HONEYCOMB STRUCTURE (mã số HA123) của nhóm sinh viên Nguyễn Hoàng Anh và Phạm Văn Hoàng – Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Giải Nhất khối Bán chuyên – Phương án THE BOTTLE CHAPEL (mã số MK111) của thí sinh Nguyễn Minh Kha – TP.Hồ Chí Minh

Bà Hoàng Hồng Hạnh – Đại diện đại sứ quán Anh tại Hà Nội chia sẻ: “ Tôi đặc bit thích phương án MK111, đây là mt đồ án có có chiu sâu vmôi trường, con người. Đồ án còn tính đến nhng suy nghĩ, healing ca con người sau nhng tác động khng hong do đại dch”

Hội đồng Giám khảo đã rất bất ngờ và ngạc nhiên trước chất lượng những bài dự thi. Các giám khảo đều cho rằng các bài thi nếu được góp ý và hoàn thiện thêm thì hoàn toàn có thể thực hiện hoá ý tưởng của mình. KTS Lê Trương – Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Kiến trúc xây dựng TTAS chia sẻ: “Đây là mt chương trình ý nghĩa ca AIF. Tôi đánh giá cao skiên cường bn bca các thy khi mi năm đều tchc mt chương trình vi chủ đề khác nhau đều rt ý nghĩa và có sc lan ta đến mi người.”

Tổng kết lại buổi chấm chung kết cuộc thi, KTS. Doãn Thế Trung – Chủ tịch Quỹ AIF là đơn vị chính tổ chức cuộc thi đã phát biểu: “ Cm ơn các đơn vị đồng hành, Văn phòng UNESCO, Đại squán Ý, Đại squán Anh ti Hà Ni, văn phòng XMA đã htrợ để chúng tôi hoàn thành cuc thi này. Cm ơn các KTS đã đến chm bài và cho nhiu ý kiến. Mong rng các văn phòng, công ty stiếp tc bên cnh và htrcho dán này và nhng dán sau này ca Qu, hin thc hoá các ý tưởng và lan truyn mnh mnhng thông đip ý nghĩa vrác thi và bo vmôi trường đến vi mi người”

Cuộc thi đã khép lại thành công tốt đẹp, ghi nhận công sức đóng góp của những bạn sinh viên, những KTS trẻ – những người trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết – chung tay giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là một dịp để các bạn SV có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia, những nhà tài trợ để nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp cho các phương án nhằm hoàn thiện hơn để có thể hiện thực hóa, chuyển giao vào thực tế những kết quả này là một trong những mục đích cao hơn của cuộc thi.